{SLIDE}

Uốn ván

Thứ năm, 24/01/2019 - 10:11 AM
Uốn ván

1Uốn ván là gì?

Tên gọi khác của bệnh uốn ván: Tetanus, Phong đòn gánh.

Uốn ván là bệnh do 1 loại vi khuẩn có tên Clostridium tetani tiết ra độc tố tetanospasmin.

Loại vi khuẩn này có mặt khắp nơi trên thế giới và chủ yếu được tìm thấy trong đất, nước, bụi và phân súc vật.

Vi khuẩn này xâm nhập vào cơ thể qua vết thương da hở và sản xuất ra chất độc gây tổn thương thần kinh gây cứng cơ và gồng giật. Nếu không được điều trị nhanh chóng, bệnh có thể dẫn đến tử vong.

Bệnh uốn ván không lây nhiễm và có vắc xin ngăn ngừa.

2Nguyên nhân gây bệnh uốn ván

- Do bị vết trầy xát và vết thương ngoài ra tiếp xúc trực tiếp với trực khuẩn uốn ván Clostridium tetani có trong đất, cát bụi, phân trâu bò ngựa và gia cầm, cống rãnh, dụng cụ phẫu thuật không tiệt trùng kỹ…

- Bào tử xâm nhập vào vết thương trên da, sinh sôi nảy nở và tạo ra độc tố thâm nhập vào sợi thần kinh.

- Độc tố ngăn chặn những tín hiệu hóa học từ não và tủy sống đến cơ. Cơ sẽ bị co giật nặng, bạn có thể ngừng thở và tử vong.

- Uốn ván sơ sinh thường bắt nguồn từ sự nhiễm trùng do cắt dây rốn ở trẻ sơ sinh.

3Triệu chứng của bệnh uốn ván

- Triệu chứng ban đầu là đau và cứng cơ liên tục bắt đầu từ nhóm cơ nhai, dẫn đến ăn uống khó khăn, sau đó cứng cơ khắp toàn thân.

- Có cơn co thắt, co giật toàn thân, vã mồ hôi.

- Trẻ sơ sinh bị uốn ván sơ sinh vẫn bú và khóc bình thường trong 2 ngày đầu sau sinh (bệnh xuất hiện vào ngày thứ 3 đến ngày thứ 28 sau khi sinh) sau đó không bú được, co cứng, co giật, tỷ lệ tử vong giảm nhiều nếu điều trị sớm.

- Thời gian ủ bệnh thường trong khoảng 3 đến 10 ngày nhưng cũng có thể tới 3 tuần.

4Điều trị bệnh uốn ván

- Nguyên tắc điều trị là diệt trừ vi khuẩn, trung hòa độc tố, ngăn ngừa các cơn co cứng cơ, theo dõi và xử trí hỗ trợ hô hấp. Bệnh nhân phải được chăm sóc trong một căn phòng yên tĩnh để giám sát và theo dõi tim, phổi thường xuyên, hạn chế mọi sự kích thích. Duy trì và bảo vệ đường thở. Xử lý vết thương sạch sẽ, loại bỏ triệt để các dị vật.

- Dùng kháng sinh: tiêu diệt vi khuẩn uốn ván sản sinh ra độc tố.

- Dùng kháng độc tố uốn ván: để vô hiệu hóa độc tố lưu hành trong máu và độc tố ở vết thương nhằm làm giảm tỷ lệ tử vong.

- Kiểm soát các cơn co cứng.

- Thuốc phong bế thần kinh cơ kết hợp với thở máy để điều trị các cơn co cứng không đáp ứng với thuốc hoặc các cơn co cứng đe dọa ngừng thở.

- Điều trị hỗ trợ: bù nước và điện giải; tăng cường dinh dưỡng bằng truyền dịch hoặc cho ăn qua ống thông vào dạ dày; vật lý trị liệu để đề phòng cứng cơ; dùng heparin và các chất kháng đông khác để đề phòng tắc mạch phổi; theo dõi chức năng của thận, bàng quang và ruột; phòng chống chảy máu và loét đường tiêu hóa.

- Dùng vắc xin gây miễn dịch chủ động: Tất cả bệnh nhân phải được tiêm vắc xin sau khi bệnh đã phục hồi.

- Bệnh uốn ván có thể kéo dài 2 đến 3 tháng. Việc hồi phục hoàn toàn có thể mất 4 tháng. Vật lý trị liệu sẽ giúp cơ khỏe mạnh lại.

5Cách phòng tránh bệnh uốn ván

- Phương pháp hiệu quả nhất để phòng bệnh uốn ván ở trẻ sơ sinh, người trưởng thành… là tiêm vacxin uốn ván để phòng bệnh. Đây là phương pháp chủ động, chi phí lại không tốn kém.

- Trong thời gian mang thai, các bà mẹ cần tiêm phòng đủ 2 mũi uốn ván. Mũi thứ nhất tiêm càng sớm càng tốt, mũi thứ hai sau đó ít nhất 30 ngày hoặc trước khi đẻ một tháng.

- Để phòng bệnh uốn ván rốn cho trẻ: Tiêm phòng uốn ván cho bà mẹ trong thời gian mang thai, quản lý thai kỳ, tránh đẻ rơi. Đặc biệt là đỡ đẻ vô trùng.

- Sau khi bị vết thương:

+ Nếu đã tiêm ngừa đầy đủ với bệnh uốn ván: chăm sóc, xử lý thật tốt, lấy hết dị vật, rửa nước muối, không khâu kín, tiêm VAT 40 UI nếu vết thương sâu rộng.

+ Nếu chưa tiêm ngừa hay tiêm ngừa không đầy đủ đối với bệnh uốn ván: SAT 1500-3000 UI tiêm bắp . Gây miễn dịch cơ bản bằng 3 mũi VAT.

Uốn ván là một căn bệnh nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao, khi mắc bệnh cơ thể bị co giật, các cơn co thắt cơ bắp và co thắt quai hàm, đau đớn khắp toàn thân. Bệnh uốn ván thường xảy ra do nhiễm trùng và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm: rối loạn nhịp tim, hôn mê, viêm phổi và các nhiễm trùng khác.

Để phòng tránh bệnh uốn ván chích ngừa vắc xin đủ liều là điều cần thiết và sau 5 - 10 năm nên tiêm nhắc lại 1 liều sẽ bảo vệ phòng bệnh.

(Hình ảnh tổng hợp từ cdc.gov, amazon.com, google,...)

Bình luận của bạn
*
*

Bệnh Chủng ngừa liên quan

HỆ THỐNG NHÀ THUỐC HÒA BÌNH
CSKH: 354 Nguyễn Văn Công, Phường 3, Quận Gò Vấp, TP.HCM
Email: lienhe@nhathuochoabinh.vn
Tel: 0906 94 8089

© Bản quyền thuộc về Nhà Thuốc Hòa Bình

Hiệu quả của sản phẩm có thể thay đổi tùy theo cơ địa của mỗi người.
Sản phầm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Chúng Tôi, Website nhathuochoabinh.vn cung cấp thông tin hình ảnh, nội dung về thuốc và bệnh liên quan trên web này cho nhân sự trong hệ thống nhà thuốc tham khảo. Chúng Tôi không chịu trách nhiệm với mọi cá nhân, tổ chức tự áp dụng trong bất cứ hoàn cảnh nào. Nếu cần thêm thông tin về thuốc, vui lòng lien hệ Ds, Bs hoặc nhân viên y tế để được trợ giúp.

Thiết kế bởi www.webso.vn

0909 54 6070

Back to top